Kết quả tìm kiếm cho "Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 3669
Từng là môn thể thao thế mạnh của tỉnh An Giang trong quá khứ, nhưng bóng rổ dần rơi vào thoái trào bởi nhiều lý do. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của những người đam mê, sự quan tâm của ngành thể thao các địa phương, bóng rổ đã “hồi sinh” mạnh mẽ, được giới trẻ trong tỉnh ngày càng yêu thích.
Dù được Thủ tướng Chính phủ công nhận đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2020, nhưng TP. Long Xuyên vẫn còn một số tiêu chuẩn chưa đạt so quy định. Khắc phục vấn đề này, tháng 6/2023, UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị TP. Long Xuyên đến năm 2035. Từ đó, đề xuất nhóm giải pháp khả thi hướng đến hoàn thiện đô thị loại I, đưa địa phương vươn lên xứng tầm.
Hòa chung không khí rộn ràng của các sự kiện văn hóa cổ truyền diễn ra trên cả nước, trong dịp Xuân Ất Tỵ, Lễ hội Vàng - sự kiện được Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tổ chức hàng năm mừng ngày Thần Tài đã trở lại, mang đến chuỗi hoạt động du Xuân đầy màu sắc và niềm vui dành cho tất cả các khách hàng.
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học và công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này không chỉ thể hiện qua các chính sách phát triển mà còn được thể hiện qua việc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tết năm nay, huyện Tri Tôn đón gần 300.000 lượt khách đến tham quan điểm du lịch (DL), di tích lịch sử, văn hóa - dân tộc, tâm linh trên hành trình du Xuân. Con số ấn tượng trên chứng tỏ sức hút của huyện miền núi đối với du khách gần xa, mở ra kỳ vọng một năm đầy lạc quan cho DL địa phương.
Trở thành phương tiện giải trí của giới trẻ, trò chơi trực tuyến (game online) là mối lo ngại không chỉ với phụ huynh, mà còn đối với nhà quản lý, vì người chơi ngày càng đắm chìm vào môi trường ảo, dành quá nhiều thời gian. Do đó, việc ban hành quy định kiểm soát chặt chẽ, hạn chế thời gian chơi game với người dưới 18 tuổi là cần thiết.
“Năm 2024 khép lại với nhiều thành công và thách thức đối với ngành y tế An Giang. Chúng ta đã chứng kiến những bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, công tác phòng, chống dịch bệnh, sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy nhận định.
Trong bối cảnh đất nước đang có những chuyển biến mạnh mẽ để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, mang lại không khí đón Tết, vui Xuân Ất Tỵ 2025 rộn ràng, thu hút sự tham dự của đông đảo các tầng lớp nhân dân và khách du lịch.
Báo Xuân, từ lâu trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Và những cây bút tài hoa, nhà văn, nhà thơ là những người góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho các tờ báo Xuân thêm nhiều dư vị và cảm xúc.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những ngôi đình, chùa cổ của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Khmer và Hoa trên địa bàn tỉnh không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền độc đáo, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, gắn kết cộng đồng của bao thế hệ người con An Giang.
Huyện Phú Tân tự hào là vùng chuyên canh sản xuất đặc sản nếp của tỉnh và đã lan tỏa thương hiệu đến nhiều nơi trên cả nước. Nối tiếp qua các thế hệ, hạt nếp gắn bó với người dân cùng những giai đoạn thăng trầm. Đến nay, nếp vẫn là kinh tế của hàng ngàn hộ dân trên đất cù lao, hễ nhắc tới Phú Tân thì người ta hiểu ngay đó là “xứ nếp”.
An Giang - vùng đất nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét đẹp đặc trưng của vùng đất này là những làng nghề truyền thống, từ những làng dệt thổ cẩm rực rỡ sắc màu đến món quà ngọt ngào từ thiên nhiên của nghề nấu đường thốt nốt. Mỗi làng nghề mang một vẻ đẹp riêng, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú của con người, vùng đất An Giang.